Chim hoang dã hót vang rừng Cúc Phương

Chim hoang dã hót vang rừng Cúc Phương

(Dân trí) – Đến rừng quốc gia Cúc Phương vào mọi thời điểm trong năm, du khách và người yêu thiên nhiên được trải nghiệm nhiều chương trình thực tế thú vị, đặc biệt là ngắm và nghe chim hoang dã hót vang rừng.

Rừng quốc gia Cúc Phương là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền Bắc với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Đuôi cụt bụng vằn…, đặc biệt có nhiều là loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương.

Vì vậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học, các nhà xem chim và khách du lịch yêu thiên nhiên nói chung và động vật hoang dã, chim hoang dã nói riêng.

Xem chim (Bird watching) cũng được đưa vào một trong những trải nghiệm hấp dẫn nhất với du khách khi đến với Ninh Bình, đặc biệt tại rừng quốc gia Cúc Phương.

Ngoài ra, tại rừng quốc gia Cúc Phương còn có các chương trình trải nghiệm thực tế như: thăm Trung tâm Bảo tồn rùa; chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê; thăm Trung tâm Cứu hộ linh trưởng; thăm Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình…

Phóng viên báo Dân trí đã có buổi đi thực địa vào tháng 3, ghi lại hình ảnh về các loài chim hoang dã đang cư ngụ tại rừng quốc gia Cúc Phương để giới thiệu tới bạn đọc.

Đuôi cụt bụng vằn (tên tiếng Anh là Bar-bellied Pitta, con mái) từng được đưa lên tem Bưu chính, một trong những loài đặc hữu của Việt Nam.

Khác với con cái với nhiều mảng màu vàng, con trống (trong ảnh) có màu xanh lá đặc trưng và điểm thêm mảng màu xanh lam đậm ở bụng.

Đớp ruồi cằm đen (con trống), tên tiếng Anh là Fujian Niltava.

Lách tách họng hung, tên tiếng Anh là Rufous-throadted Fulvetta.

Chuối tiêu đất, tên tiếng Anh là Buff-breated Babbler.

Chuối tiêu ngực đốm, tên tiếng Anh là Puff-throated Babbler.

Chích chòe lửa (con mái), tên tiếng Anh là White-rumped Shama.

Chích chòe lửa (con trống) có bộ lông đậm màu hơn, phần lưng đuôi có điểm khoảng nhỏ màu lông trắng muốt.

Hoét ngực đen (con cái), tên tiếng Anh là Black-breasted Thrush.

Hoét Nhật (con trống), tên tiếng Anh là Japanese Thrush.

Gà so Bắc Bộ hay còn gọi là gà so ngực gụ. Tên tiếng Anh là Green-legged Partridge hoặc Tonkin Patridge.

Ngoài ra còn có một số loài động vật có vú khác thường xuyên xuất hiện trong rừng Cúc Phương mà du khách nhiều cơ hội gặp và ngắm nhìn .Trong ảnh là Sóc mõm hung, tên tiếng Anh là Asian-cheeked squirrel.

Theo quy định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP), mọi hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép chim hoang dã (không phải loài nguy cấp, quý, hiếm) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng (đối với cá nhân).
Nếu phát hiện hành vi buôn bán, săn bắt chim hoang dã, người dân có thể báo qua hotline: 0828.797.899 của Chi hội Nghiên cứu và Bảo tồn chim hoang dã Việt Nam (https://vbcs.com.vn).
Ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 04/2022/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hoại sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư. 

Nguyễn Tiến Anh Tuấn/ dantri.vn

QR Code
QR Code https://vbcs.com.vn/chim-hoang-da-hot-vang-rung-cuc-phuong