Chỉ thị 04/CT-TTg 2022 - Bước tiến mới trong Bảo tồn chim Việt Nam
Chỉ thị số 4/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam đã chính thức được ban hành.
Tin vui sau nhiều nỗ lực của toàn cộng đồng những cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn.
Chị thị đưa ra các chỉ đạo cho 9 bộ, ban ngành, các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội phổ biến, thúc đẩy các hoạt động, tăng cường kiểm tra, rà soát, tuyên truyền hướng dẫn và thực thi pháp luật giúp bảo vệ các loài Chim hoang dã, đặc biệt là các loài Chim di cư tại Việt Nam.
Các nội dung chỉ đạo được nếu ra rõ ràng cụ thể đổi với từng Bộ, ban nghành trong văn bản Chỉ thị.
Đây là một chỉ thị quan trọng đối với công cuộc bảo tồn nói chung và hoạt động Bảo tồn Chim hoang dã nói riêng, giúp tăng cường các hoạt động bảo tồn một cách rõ ràng và toàn diện dưới sự tham gia của nhiều bộ ban ngành.
Trong đó, Chỉ thị nêu rõ hiện trạng, tính cấp bách hiện nay:
Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 07 vùng chim đặc hữu; các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.
Thời gian qua đã có nhiều nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa… Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Úc – Đông Á (EAAFP) mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.
Hi vọng, chỉ thỉ sẽ mang lại những hành động thực tế tạo tác động tích cực lớn đối với công cuộc Bảo tồn Chim hoang dã Việt Nam.
Chi hội Nghiên cứu và Bảo tồn Chim hoang dã Việt Nam cùng các tổ chức, đồng nghiệp xin thông báo!
File chính thức của chỉ thị: